Không chủ quan với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

4 tháng đầu năm đến nay, về cơ bản các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản ở nước ta đều được khống chế hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo rằng, chỉ cần biểu hiện chủ quan, lơ là của các cơ quan chức năng và từ phía người dân thì ngay lập tức các loại dịch sẽ quay trở lại…

Dịch bệnh vẫn còn âm ỉ

Báo cáo của  Cục Thú y (Bộ NN&PTNT cho thấy), từ đầu năm đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành. Số gia cầm mắc bệnh là gần 212 ngàn con, trong đó số chết là 102 ngàn con. Ông Phạm Văn Đông- Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác khắp các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên ổ dịch có xu hướng tập trung nhiều hơn ở các tỉnh Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và một vài tỉnh Trung bộ. Nguyên nhân được ông Đông giải thích là do thời tiết bất lợi và diễn biến thất thường, làm giảm sức đề kháng của gia cầm; virus cúm H5N1 lưu hành rộng khắp tại các chợ buôn bán, vận chuyển gia cầm, hệ thống mạng lưới thú y cơ sở tại một số tỉnh còn nhiều bất cập, như không có thú y cơ sở, có cán bộ nhưng không có chuyên môn do xã tự tuyển chọn, chế độ thù lao chưa thỏa đáng. 

Đối với dịch lở mồm long móng, từ đầu năm cả nước đã xuất hiện 48 ổ dịch tại 18 xã thuộc 21 huyện, thị của 10 tỉnh, trong đó nhiều nhất là  Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum…Hiện nay cả nước còn 3 tỉnh, gồm: Hà Tĩnh với 7 ổ tại 5 huyện; Yên Bái 1 ổ; và Kon Tum 1 ổ. Bệnh phổ biến nhất vẫn là tụ huyết trùng, với 20 tỉnh, thành có báo cáo có bệnh, số trâu bò mắc bệnh là 1.669 con, số tiêu hủy là 101 con. 

Đáng chú ý trong các bệnh ở gia súc là bệnh dại, từ đầu năm đến nay đã có 9 tỉnh, thành có báo cáo các trường hợp mắc bệnh dại. Bệnh dại đã làm 13 người tử vong. Trước diễn biến bệnh dại ở nước ta ngày càng gia tăng, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã hỗ trợ Cục Thú y 500 ngàn liều văcxin nhằm giúp Việt Nam tiêm phòng khẩn cấp cho đàn chó trên địa bàn có bệnh dại nhằm bao vây, nhanh chóng dập tắt ổ dịch.

Còn dịch bệnh ở tôm nuôi, nguy hiểm nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp đã xuất hiện tại 83 xã của 18 huyện, chủ yếu thuộc các tỉnh Tây Nam bộ và một vài tỉnh miền Trung. Theo khảo sát của Cục Thú y, tổng diện tích nuôi tôm có bệnh là 1.690 ha, bao gồm 271 ha nuôi tôm sú và 1.419 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. 

Không được chủ quan

Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2014 vừa được tổ chức ngày 9-5, tại TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Văn Tám -Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, từ đầu năm đến nay, với sự nỗ lực chung của tất cả các bộ, ngành, các cơ quan liên quan và của người nuôi, chúng ta cơ bản đã kiểm soát được các loại dịch, trong đó khống chế thành công dịch cúm gia cầm xảy ra tháng 2. Đến nay, ở Việt Nam không còn điểm dịch nào tồn tại, dịch lở mồm long móng chỉ còn 3 tỉnh nên cũng đang nằm trong sự kiểm soát. Đối với dịch tai xanh từ tháng 8-2013 đến thời điểm hiện tại không xuất hiện. Riêng với dịch bệnh trên thủy sản, chúng ta đã phát hiện, kiểm soát được bệnh suy gan tụy cấp trên tôm nước lợ, trong khi các nước ở khu vực còn vật lộn với căn bệnh này nên bà con nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Tám, tất cả các loại dịch bệnh trên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, các địa địa phương không được mất cảnh giác, lơ là.  

Ông Đông kiến nghị, để công tác phòng chống dịch bệnh được hiệu quả, trước mắt cần phải rà soát lại tất cả các xã nhằm theo dõi, kiểm soát và dập nhanh chóng khi xảy ra dịch bệnh. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao hơn phục vụ công tác này. Bên cạnh đó, phải xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm bởi, "trong thời gian qua đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như: không kiểm dịch cũng báo có kiểm dịch, không tiêm văcxin cũng nói đã tiêm, có khi cả năm cũng chẳng tiến hành xét nghiệm gì cả…” - ông Đông khẳng định. Đồng thời, các địa phương cần chủ động đề xuất cơ chế chính sách theo hướng nhanh gọn, hiệu quả; cần có biện pháp quản lý chặt thuốc thú y; tiến hành theo dõi chặt chẽ quan trắc môi trường nhằm chẩn đoán và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Theo Đại đoàn kết

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC