Lần đầu tiên bộ gien của một loài cá Malaysia được giải trình
Một nhóm nghiên cứu do Đại học Monash Malaysia thực hiện đã thành công trong giải trình tự bộ gen của một loài cá Malaysia: cá rồng châu Á. Đây là lần đầu tiên bộ gen cá Malaysia được giải trình tự và lần đầu tiên đạt được bởi một trường đại học của Malaysia.
Cá rồng châu Á là một loài cá nước ngọt khu vực Đông Nam Á có giá trị cao được nhiều người dân trong cộng động người Hoa mong muốn sở hữu như một loài cá cảnh vì nó có vảy màu vàng và đỏ rực rỡ, một biểu tượng của sự thịnh vượng.
Cá rồng châu Á có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên từ những năm 1980 do mất môi trường sống và đánh bắt quá mức. Nó còn được gọi là "cá rồng" vì có hai đôi song râu, vảy kim loại, thân dài và dáng đẹp, cá rồng có trị gái lên đến hàng ngàn đô la Mỹ trên thị trường khi màluật quốc tế quy định rất chặt chẽ việc tiêu thụ chúng.
Tuy nhiên, ngoài giá trị thương mại to lớn của nó, cá rồng châu Á (Scleropages formosus) cũng là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Mối quan hệ của cá rồng với các loài cá khác được xác định bằng cách so sánh một số lượng lớn các gen phục hồi từ các trình tự bộ gen của nó với các gen tương tự từ các loài cá khác cũng có hệ gen chúng được sắp xếp. Do đó, mỗi bộ gien mới được sản xuất ra giúp cho tất cả các nghiên cứu về gien và di truyền khác. Như Giáo sư Austin, nói: "Bộ gien cá rồng không chỉ là một nguồn tài nguyên di truyền cho chúng ta. Nó cũng là một nguồn lực cho bất cứ ai nghiên cứu so sánh về sinh học của cá.
Theo Bộ NN&PTNN
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Hiệu ứng ánh sáng làm sáng tỏ quá trình thay đổi hình dạng để thích nghi với môi sinh ở cá hồi
1905-2015
Trong và Ngoài Nước
Các nhà khoa học kêu gọi nghiên cứu tốt hơn về sử dụng kháng sinh ở động vật
1303-2020
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)