Người chăn nuôi có nguy cơ mất tết

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ cuối tháng 12.2016, giá thịt lợn hơi đã giảm mạnh. Hiện nay, tại nhiều địa phương, giá thịt lợn hơi có nơi chưa đến 32.000 đồng/kg. Người nuôi lợn đang có nguy cơ “mất tết” khi cứ mỗi con lợn bán ra bị lỗ tới 400-600.000 đồng. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn trên thị trường với mức bình quân 100.000 đồng/kg - 120.000 đồng/kg. Vì sao có nghịch lý này?

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ cuối tháng 12.2016, giá thịt lợn hơi đã giảm mạnh. Hiện nay, tại nhiều địa phương, giá thịt lợn hơi có nơi chưa đến 32.000 đồng/kg. Người nuôi lợn đang có nguy cơ “mất tết” khi cứ mỗi con lợn bán ra bị lỗ tới 400-600.000 đồng. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn trên thị trường với mức bình quân 100.000 đồng/kg - 120.000 đồng/kg. Vì sao có nghịch lý này?

http://static.laodong.com.vn/Uploaded/trinhvantam/2017_01_05/trang3-4b_CVOJ.jpg?width=440
Việc tăng đàn ồ ạt đang khiến người nuôi lợn bị lỗ nặng (ảnh minh họa).

Hàng triệu kg lợn hơi “mắc kẹt” trong các chuồng trại

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, ngày 20.12 giá lợn hơi ngoại, lai ở miền Bắc có giá 41.000 đồng/kg; miền Trung: 42.000 đồng/kg; miền Nam: 40.000 đồng/kg. Thịt lợn hơi giống nội miền Bắc là 40.000 đồng/kg; miền Trung: 40.000 đồng/kg và miền Nam là 38.000 đồng/kg. Thế nhưng, từ đầu năm 2017, giá lợn hơi chỉ còn 32.000 - 34.000 đồng/kg, có nơi thậm chí còn thấp hơn. Thông tin được cho rằng, giá thịt lợn hơi trong nước giảm mạnh là do tổng đàn tăng quá “nóng”, trong khi số lượng lợn hơi xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch bị “đóng băng”.

Là 1 trong số khoảng 10 chủ trang trại có tổng đàn lợn từ 500 - 1.000 con, ông Nguyễn Văn Đại (Bí thư xã Phúc Lâm - Mỹ Đức - Hà Nội) đang “đau đầu” với hàng trăm con lợn tồn lại trong chuồng. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đại cho biết: Thời điểm cách đây 2 tháng, giá lợn hơi được bán với mức 48.000 đồng, lúc đấy người nuôi có lãi. Thế nhưng, từ cuối năm 2016 đến nay, giá lợn hơi đang giảm liên tục, xuống còn 34.000 - 36.000 đồng/kg. Đặc biệt, “từ 10 ngày nay, giá lợn hơi thương lái cân tại chuồng chỉ còn 32.000 đồng/kg nhưng phải là lợn ngon. Nếu lợn xấu, có tỉ lệ mỡ nhiều, thì giá còn thấp hơn nữa. Nếu bán với giá này, sau 4-5 tháng chăm bẵm, đầu tư, không những không có lãi mà còn bị lỗ 500.00 - 600.000 đồng/con” - ông Đại cho biết.

Là một trong những hộ điển hình trong chăn nuôi lợn quy mô lớn ở thôn Ứng Hòa (xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Nguyễn Tuấn Minh hiện đang sở hữu trang trại lợn có diện tích 25.700m2 với quy mô nuôi 450 con lợn lái và 1.500 con lợn thịt. Ông Minh cho biết: Đầu năm, lợn của gia đình xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) nhưng hiện nay phía đối tác không nhập nữa nên chủ yếu tiêu thụ trong nước. Giá lợn hơi cũng giảm rất mạnh từ 47.000 đồng/kg hồi đầu năm 2016 xuống còn còn 35.000 đồng/kg lợn hơi hiện nay. Với giá này, mỗi con lợn từ lúc sinh ra đến lúc xuất chuồng ông Minh lỗ 400.000 đồng. Trang trại của ông đang có hơn 1.000 con lợn đến ngày xuất chuồng, nếu bán với giá như hiện nay thì gia đình ông lỗ cả nửa tỉ đồng, chưa kể công sức hơn 5 tháng trời lao động vất vả.

Bà Bùi Thị Nhị, đang nuôi hơn 100 con lợn tại xã Quang Trung, H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, đang rất lo lắng vì đàn lợn của bà đã đến thời điểm xuất bán nhưng giá quá thấp, bán sẽ thiệt hại nặng. Mức giá thấp nhất đang khoảng 23.000 đồng/kg. “Nếu bán với giá đó thì không đủ tiền cám cho heo ăn” - bà Nhị nói.

Hiện nay, đàn lợn của bà Nhị đang ở khoảng 1,1 tạ/con - thuộc diện lợn đẹp nên bà Nhị đang giữ đàn, thương lái trả giá 31.000 đồng/kg nhưng bà chưa bán mà đang nuôi cầm hơi đợi giá lên. Nhiều trại heo tại H.Thống Nhất do giữ giá nên lợn đã nặng tới mức 1,6 - 1,7 tạ/con, càng trở nên khó bán. “Có trại heo cách đây 1 tháng được thương lái mua với giá 43.000 đồng/kg nhưng không bán, chỉ sau 1 tháng giá xuống chỉ còn 23.000 đồng/kg, thiệt hại nặng nề” - bà Nhị nói.

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng có tình trạng thương lái ép giá người chăn nuôi, thậm chí ép giá rồi không mua, khiến hàng triệu kg lợn hơi trên cả nước đang mắc kẹt trong các chuồng trại của nông dân, khiến nông dân điêu đứng.

Thương lái đang “ăn” hết lãi của nông dân

Điều vô lý là trong khi người nông dân chỉ bán được giá lợn hơi với giá rẻ mạt, thì người tiêu dùng vẫn đang phải ăn thịt lợn với giá cao gấp hàng chục lần (120.000-150.000/kg sườn thăn bỏ cục; 120.000 đồng/kg nạc vai giòn; 100.000 đồng/kg ba chỉ loại ngon…).

“Chúng tôi là người gom thịt lợn móc hàm từ các lò mổ với giá chung là 50.000-55.000 đồng/kg. Trong khi đó, thương lái chỉ gom lợn về các lò mổ đã có thể thu lãi hàng chục nghìn đồng/kg” - ông Đinh Văn Quang (Mê Linh - Hà Nội), chủ một sạp thịt lợn tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội) khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Quân - đầu mối chuyên cung cấp thịt lợn cho các cư dân tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: Giá thịt lợn hiện nay đang đi ngược với quy luật mọi năm và có hiện tượng bị thương lái trong nước ghìm giá, làm “xiếc”, ghìm giá ở mức thấp và thu lãi với mức rất cao. Bình quân mỗi con lợn, thương lái lãi cả triệu đồng. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, thì nguy cơ nhiều hộ nông dân năm nay có nguy cơ “mất tết”.

“Cần phải ổn định về đàn tránh việc cung vượt quá cầu, đồng thời chính phủ cần có ký kết với Trung Quốc để việc nhập heo được chính ngạch do đây là thị trường lớn, tránh việc giá cả thất thường lúc nắng lúc mưa khổ cho người dân”- ông Nguyễn Kim Đoán kiến nghị.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, hiện nay giá lợn hơi trên thị trường đang giảm thấp, nhiều nơi xuống dưới 30.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây khó khăn lớn cho ngành chăn nuôi. Để giúp người nuôi vượt qua khó khăn, Cục Chăn nuôi đề nghị các DN rà roát quy trình, giảm thấp chi phí, giá thành, hạ giá dịch vụ để giảm giá bán thức ăn chăn nuôi cho nông dân. “Người chăn nuôi tuyệt đối không tăng quy mô đàn lợn, cần thay đổi cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc” - ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

Điều kỳ lạ là thương lái trong nước “làm giá” nông dân, trong khi thực tế tại các cửa khẩu việc xuất khẩu lợn sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đã phải dừng lại. Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 4.1.2017, ông Nguyễn Nam Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lạng Sơn - cho biết: Từ khi phía Trung Quốc có công hàm yêu cầu Việt Nam phối hợp trong việc ngăn chặn xuất lợn “lậu” sang Trung Quốc, thì tại cửa khẩu Chi Ma (Lục Bình) không có xe lợn nào được chở sang biên giới. Ông Hoàng Ngọc Tuyên - Quyền Chi Cục trưởng Chi cục kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn - Cao Bằng cũng khẳng định: Từ ngày 17.11.2016 đến nay, tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, tuyệt đối không xuất khẩu lợn sang bên kia cửa khẩu theo đường tiểu ngạch.

Theo báo Lao Động

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC