Nguy cơ thua lỗ vì bệnh tôm

Đây là thực trạng tại vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) khi dịch bệnh bùng phát. Nguyên nhân vẫn là do thời tiết biến động thất thường; cơ sở hạ tầng yếu kém cùng với ý thức người nuôi chưa cao…

Tôm chết hàng loạt

Gia đình ông Nguyễn Bút, xã Hòa Tâm thả nuôi vụ 2 gần 150.000 con giống, được khoảng 1 tháng thì tôm bị bệnh. Biểu hiện ban đầu là tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ và chết dần, sau đó tôm chết với số lượng lớn, chiếm đến 50% hồ nuôi. Vì tôm còn nhỏ, không thể xuất bán nên phải kéo tôm nhập lại, nuôi một hồ để dễ quản lý. Tổng chi phí vụ 2 đến nay đã hơn 40 triệu đồng; nhưng với tình hình tôm bị bệnh như hiện tại, chắc vụ này lỗ vốn.

Ông Nguyễn Văn Sang ở xã Hòa Hiệp Nam chia sẻ: Với diện tích hồ khoảng 4.000 m2, năm nay ông đã thả 2 vụ tôm thẻ chân trắng. Nhưng khi tôm được khoảng 2 tháng tuổi thì xuất hiện bệnh và chết hàng loạt, lỗ gần 70 triệu đồng. Cụt vốn, ông không thả nuôi nữa mà đi nuôi thuê cho người khác.

Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của xã khoảng 500 ha; đến nay đã thả nuôi 80% diện tích. Tình hình bệnh tôm diễn biến phức tạp khiến 55 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh, tôm chết hàng loạt, người nuôi lỗ nặng… Ông Châu Thiên Việt, cán bộ thú y huyện Đông Hòa nhận định, nắng nóng kéo dài kết hợp gió nam khiến tôm nuôi bị yếu, không đủ sức đề kháng, nên khi mưa dông xuất hiện đột ngột, tôm dễ bị bệnh. Từ đầu vụ đến nay, cơ quan thú y đã kết hợp với các ngành chức năng và địa phương lấy 48 mẫu tôm bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm, phát hiện tôm chủ yếu bị bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng.

 

 

Lo sợ dịch bệnh, người dân thu hoạch tôm sớm - Ảnh: Ngọc Chung

Khẩn trương khắc phục

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người nuôi và không ảnh hưởng đến xuất khẩu, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm. Theo đó, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến người dân các quy định về nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản để người nuôi nâng cao ý thức trách nhiệm chung đối với cộng đồng. Thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm con giống, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, của cơ quan chuyên môn để tránh tồn dư trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu…

Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và quan trắc cảnh báo môi trường; chủ động triển khai lấy mẫu ở các vùng có nguy cơ cao để xét nghiệm và đánh giá lưu hành mầm bệnh; giải trình tự để theo dõi biến đổi gien nhằm có giải pháp tương ứng; lập bản đồ dịch tễ, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch giống thủy sản, hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh thủy sản...

Ông Đỗ Kim Đồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hòa: Để hạn chế bệnh dịch đối với tôm nuôi, cần tăng cường quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Triển khai các mô hình sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, nuôi đa loài luân canh, xen canh theo hướng xử lý môi trường bằng sinh học...

Theo Thủy sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC