Phát triển quy trình xử lý sinh học để có được chitin từ phế phẩm của tôm
Một nhà khoa học tại Đại học Autonomous Metropolitan (UAM), Mexico đã phát triển một quy trình xử lý sinh học để có được polyme, chẳng hạn như chitin, từ phế phẩm của tôm.
Dự án nghiên cứu được phát triển bởi nhà nghiên cứu Keiko Shirai Matsumoto, theo bằng sáng chế "Static Reactor và quá trình chiết tách chitin, protein, canxi và các sắc tố từ phế phẩm tôm thông qua quá trình lên men lactic sử dụng Lactobacillus plantarum", nhằm mục đích cải tiến quy trình để có được chitin và chitosan.
Chitin là một polysaccharide được tìm thấy trong vỏ của các loài giáp xác, động vật thân mềm và các loài côn trùng, từ đó chitosan thu được cho deacetylation. Trong trường hợp này, việc chiết xuất được thực hiện bằng phương pháp xử lý cơ nhiệt và công nghệ sinh học chứ không sử dụng hóa chất."Trong suốt quá trình này, các chất chính hành động như chất xúc tác cho tất cả những thay đổi trong phế phẩm là các vi sinh vật và enzyme", Shirai Matsumoto giải thích.
Việc lắp đặt một nhà máy thí điểm đã được bắt đầu tại Đơn vị Iztapalapa thuộc trường đại học để biến nó thành một "nhà máy trình diễn của sự phát triển khoa học và công nghệ mà UAM hướng tới chất thải hữu cơ".
Suốt 20 năm qua, các nhà nghiên cứu đã làm việc với chất thải từ tôm và trong khoảng hai năm, cô chịu trách nhiệm về khu vực nơi nhà máy được đặt. Các nhà khoa học đã được hỗ trợ bởi Quỹ Đổi mới Ngành (FINNOVA) của Bộ Kinh tế (SE) và Hội đồng Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (CONACYT).Thông qua nghiên cứu này, dự kiến sẽ tạo ra các ngành công nghiệp mới cung cấp thu nhập cao hơn.
"Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội, kể từ bây giờ nó sẽ có thể phát triển quá trình ở một quy mô 500 kg đến một tấn. Việc có một nhà máy ở một cơ sở hạ tầng có thể dễ dàng mở rộng quy mô cho phép các doanh nghiệp có thêm tự tin để họ có thể đầu tư cho dự án", Shirai Matsumoto chỉ ra.
Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về khai thác và nuôi trồng thủy sản (CONAPESCA), trong năm 2013 sản lượng tôm đạt 127.517 tấn, nhưng lượng chất thải phát sinh chiếm một nửa những gì được sản xuất.
Theo Bộ NN&PTNN
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Cá hồi nuôi có tốc độ bơi chậm hơn so với cá hồi hoang dã nên dễ bị săn bắt hơn
0905-2014
Trong và Ngoài Nước
Các nhà khoa học phát triển thử nghiệm độc tố trong nước thân thiện với cá
2108-2015
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)