Sữa thay bao bì: Bộ Tài chính có thể kiểm soát?

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), việc thay đổi mẫu mã đối với dòng sản phẩm sữa dưới 6 tuổi là quyền của doanh nghiệp. Bao bì này hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu như sản phẩm bày bán trên thị trường và được Cục An toàn thực phẩm cấp phép.

Chưa phát hiện được sai phạm đối với dòng sữa trẻ em

Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành danh mục 25 sản phẩm được giá áp trần. Cụ thể, nhóm các mặt hàng nằm trong bảng giá trần gồm có Dielac Alpha, Frisolac, Nan Pro, Friso Gold, Enfa Grow, Abott Grow, Similac.

Trong đó, mức giá rẻ nhất đối với loại 900 g là sữa Dielac Alpha 123 HT có giá trần tối đa 167 nghìn đồng, loại đắt nhất với dòng 900 g là sữa IMP Frisolac Gold 1 có giá 406 nghìn đồng/hộp; đối với loại 400g Dielac Alpha 123 HT rẻ nhất là 72 nghìn đồng. 

Riêng đối với Enfa Grown A+3 hương Vanila 1,8 kg có giá 563 nghìn đồng. Loại đắt nhất trong bảng giá trần là Similac Gain Plus IQ 1,7 kg có mức giá 692 nghìn đồng; tiếp đến là Grow G-Power vanila 1,7 kg có giá trần là 610 nghìn đồng... 

 

 

 Ngay sau khi quy định áp trần giá sữa từ đầu tháng 6, cơ quan quản lý đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, nhưng vẫn chưa phát hiện tình trạng vi phạm giá trần. Ảnh minh hoạ

Theo Bộ Tài chính, với quy định áp trần trên, giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định bằng giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% của giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu. Trong đó, tỷ lệ 15% là tỷ lệ dành cho trường hợp lưu thông sản phẩm sữa tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất.

Trong trường hợp có nhiều khâu phân phối, giá bán lẻ tối đa cũng chỉ được xác định cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu nhưng không được cao hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá). Trường hợp có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá ở địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện xác định giá bán lẻ tối đa theo công văn này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá ở địa phương.

Cũng theo Bộ Tài chính, giá sữa bán buôn đã được áp dụng giá trần từ 1/6 vừa qua. Giá sữa bán lẻ cũng được áp mức giá trần sau đó 20 ngày. Đây là giải pháp tình thế cần thiết nhằm lập lại trật tự về giá đối với mặt hàng thiết yếu trong đời sống của nhiều hộ gia đình.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Tài chính đã triển khai việc kiểm tra, giám sát như thế nào từ khi thực hiện việc áp giá trần sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đến nay và trong quá trình kiểm tra có phát hiện được vi phạm nào không?, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chia sẻ, tính đến ngày 10/6 Bộ Tài chính đã tiếp nhận được 40 doanh nghiệp đăng ký giá tại Bộ , công khai 141 dòng sản phẩm áp giá trần bán buôn. Theo đó đã áp giá cho các dòng sản phẩm dựa trên kiến nghị và các Sở, địa phương đã áp dụng giá bán lẻ từ ngày 21/6. 

“Cho đến nay, chưa phát hiện các trường hợp vi phạm trong bán lẻ sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chúng tôi có thể hoàn toàn kiểm soát được những dòng sản phẩm gọi là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, ông Tuấn khẳng định.

Có thể kiểm soát được dòng sữa thay bao bì

Chia sẻ với báo chí về công tác kiểm tra, thanh tra ngay sau khi quy định áp trần giá sữa, Cục trưởng Cục Quản lý giá cũng cho biết, ngay sau khi quy định áp trần giá sữa từ đầu tháng 6, cơ quan quản lý đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra tại các tỉnh như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vào ngày 3/7/2014, nhưng vẫn chưa phát hiện tình trạng vi phạm giá trần. 

Riêng đối với câu hỏi về sản phẩm Enfamil A+2 360 độ Brain Plus được cho rằng là đang dần thay thế mặt hàng cũ là Enfamil A+2 với mức giá tăng gần 100.000 đồng, ông Tuấn cũng cho biết, đây hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau và chắc chắn phải có sự khác biệt thể hiện ở chỉ tiêu về hàm lượng, vi sinh vật, hóa chất không mong muốn…Người sử dụng nên chọn sản phẩm phù hợp khả năng tài chính của mình.

Cũng theo ông Tuấn, việc thay đổi mẫu mã là quyền của doanh nghiệp, bao bì đó hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu như được Cục An toàn thực phẩm cấp phép. “Chúng tôi sẽ làm việc với cục an toàn thực phẩm và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đăng ký giá và kê khai giá”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số dòng sản phẩm gọi là thực phẩm chức năng dành cho trẻ em từ 1 - 10 tuổi. Bộ Tài chính đã trao đổi với Cục An toàn thực phẩm và được biết những dòng sản phẩm này, không được gọi là sữa nữa mà gọi là các dòng sản phẩm bổ sung vi chất. Vì vậy, không nằm trong danh mục bình ổn giá và thực hiện đang ký giá và áp dụng giá trần.

theo vnMedia

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC