Tham vọng của thủy sản Trung Quốc tại Đông Nam Á

Một sân chơi thương mại mới được mở ra nhằm kết nối thị trường thủy sản Trung Quốc và Đông Nam Á; đồng thời làm nóng lại ngành xuất khẩu thủy sản Trung Quốc đang chìm trong ảm đạm từ hồi đầu năm.

Một sân chơi thương mại mới được mở ra nhằm kết nối thị trường thủy sản Trung Quốc và Đông Nam Á; đồng thời làm nóng lại ngành xuất khẩu thủy sản Trung Quốc đang chìm trong ảm đạm từ hồi đầu năm.

Bước khởi đầu diễn ra thuận lợi với một lô hàng 2 triệu tấn fillet cá tra Việt Nam xuất khẩu tới Hồng Kông. Giao dịch trên đã được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống điện tử tại sàn giao dịch thủy sản China ASEAN, Phúc Châu, Phúc Kiến. Ngoài đẩy mạnh xuất và nhập khẩu, sàn còn xác lập giá bán cho toàn vùng, bao tiêu các lô hàng thủy sản dọc khu vực biên giới. Đây là một phần nhỏ kế hoạch của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh thương mại điện tử vùng biên, song song tăng tốc tiến trình tự do hóa đồng nhân dân tệ.

Theo kế hoạch, China ASEAN sẽ trở thành cửa ngõ giao dịch thủy sản hàng đầu của toàn vùng. Do mới hoạt động nên mọi giao dịch đều diễn ra chậm, lượng hàng giao bán không lớn. Tuy nhiên, với Trung Quốc, cần cả một cuộc chiến dài hơi để biến tham vọng thành hiện thực.  Các hãng kinh doanh đều kỳ vọng việc buôn bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch China ASEAN sẽ thuận tiện, đơn giản như mua hàng qua mạng internet.

Tham vọng của Trung Quốc không phải không có cơ sở. Thực tế, thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 3 của Trung Quốc chính là Đông Nam Á, trong đó Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn thủy sản Trung Quốc, cả chính ngạch và tiểu ngạch. Năm ngoái, Đông Nam Á nhập khẩu 52,6 triệu tấn thủy sản Trung Quốc, tăng 7,7% so cùng kỳ; trị giá 2,71 tỷ USD, tăng 14,1%. Đây chỉ là ước lượng, con số nhập khẩu thực tế còn lớn hơn nhiều. Tranh chấp quyền khai thác cá ở Nam trung Quốc vẫn đang diễn biến căng thẳng, nhất là giữa Trung Quốc và Philippines nhưng cũng không ảnh hưởng tới hoạt động của sàn giao dịch thủy sản China ASEAN.

Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc khiến nhiều nước ở Đông Nam Á phải dè chừng, giá một số mặt hàng rất thấp như cá thu mackerel đã gây ra không ít xáo trộn tại thị trường Indonesia. Nhưng với tiềm lực tài chính của mình, Trung Quốc chỉ coi những vướng mắc này là chuyện nhỏ. Chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi toàn bộ doanh nghiệp tập trung chế biến xuất khẩu sang những thị trường mới nổi, bù lại thua lỗ tại thị trường các nước phát triển, nhất là Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi lượng hàng xuất khẩu sang Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi tăng 9,5%; 10,7% và 12,9% trong nửa đầu năm 2015.

Dù Sàn giao dịch thủy sản China ASEAN có thực sự hiệu quả như kỳ vọng hay không, thì nó vẫn được coi là công cụ hữu ích phục vụ những tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong việc nâng cao xuất khẩu và đưa hàng hóa thâm nhập vào những thị trường mới song song kế hoạch "tự do hóa" đồng nhân dân tệ và những món lợi béo bở từ hoạt động thương mại điện tử. Về lâu dài, những người sẽ chịu thua thiệt chính là các hãng kinh doanh tại thị trường ở Đông Nam Á bởi sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Theo Báo Thuỷ Sản Việt Nam

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC