Trung Quốc gấp rút chế tạo vắc xin chống dịch tả lợn châu Phi?

Theo thông tin từ Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (China National Radio), nước này đã bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng một loại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Theo thông tin từ Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (China National Radio), nước này đã bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng một loại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Tờ Tân Hoa Xã cũng cho hay, hiện các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân (Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc) đã tìm thấy hai mẫu vắc xin có thể cung cấp khả năng miễn dịch với dịch tả lợn châu Phi. Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định sẽ đẩy nhanh tiến độ tiến hành thí nghiệm quy mô nhỏ, thử nghiệm lâm sàng cũng như sản xuất vắc xin.

“Bước tiếp theo, Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến độ tiến hành thí nghiệm quy mô nhỏ, thử nghiệm lâm sàng cũng như sản xuất vắcxin”, thông tin do Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc đưa ra .

Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, các nhà nghiên cứu chuyên về vắc xin động vật của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc vẫn tỏ ra rất thận trọng về loại vắc xin phòng ASF mới. Họ khẳng định việc phát triển và giới thiệu một loại vắc xin hiệu quả là rất khó khăn bởi trong môi trường phòng thí nghiệm, vắc xin có thể rất hiệu quả nhưng khi bạn đưa chúng áp dụng vào thực tế, kết quả có thể rất khác biệt.

Còn theo hãng thông tấn CNBC News, sau hai tháng miệt mài làm việc, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công hai loại vắc xin có khả năng tăng cường miễn dịch, giúp vô hiệu hóa hiệu quả vi rút dịch tả lợn châu Phi. Kết quả thí nghiệm ban đầu cho thấy hai loại vắc xin này hoạt động rất tốt, an toàn cho cả người và lợn.

 

 


Giới khoa học kỳ vọng việc thành công trong chế tạo vắc xin chống dịch tả lợn châu Phi sẽ góp phần cứu sống ngành chăn nuôi Trung Quốc. Ảnh: CNN

Trung Quốc gần đây mới bắt đầu nghiên cứu về vắcxin dịch tả lợn châu Phi do trước đó các nhà nghiên cứu không được phép làm việc với loại virus này trước khi dịch bệnh bùng phát. Giáo sư Xu Zhangrun thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, đây thực sự là bước đột phá có khả năng “cứu sống” ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Với hai loại vắc xin này, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên chế tạo thành công vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Được biết, Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch tả lợn châu Phi. Kể từ cuối năm 2018 đến nay, đã có hơn 3 triệu con lợn chết vì dịch tả lợn châu Phi, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế của đất nước này.Ngân hàng Rabobank của Hà Lan ước tính số đầu lợn của Trung Quốc năm 2019 sẽ giảm khoảng 200 triệu con, chiếm 1/3 số lợn ở quốc gia này và tương đương số lợn ở Mỹ và châu Âu cộng lại.

Hồi tháng 3, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã "kiểm soát tốt" dịch bệnh. Trong một cuộc họp báo tháng trước, Bắc Kinh cho hay ASF không lan rộng và nhanh như trước.Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những bước đi đúng đắn để khống chế dịch. Tuy nhiên, quy mô của dịch lớn hơn ước tính của chính quyền, vì một số nông dân cho hay không phải lúc nào địa phương cũng ghi nhận đúng tình trạng dịch bệnh.

Một điều nữa là virus có thể tồn tại trong sản phẩm thịt lợn nhiều tháng, nghĩa là nó có thể lây nhiễm sang đàn lợn một cách ngẫu nhiên. Không chỉ các nhà chăn nuôi lợn bị tổn thương, ASF còn gây tác động kinh tế lớn, bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Đây là mặt hàng chủ lực cho quốc gia có dân số 1,4 tỷ người.

Theo dự báo, giá thịt lợn sẽ tăng lên mức kỷ lục trong nửa cuối năm 2019 do cầu vượt cung. Các nhà phân tích cho biết nguồn cung thịt lợn thế giới không đủ để bù đắp số thiếu hụt ở Trung Quốc và người tiêu dùng có thể chuyển sang loại thịt khác thay thế.

Theo vietq.vn

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Thức ăn thuỷ sản bổ sung NAVET-GLUCAMIN

NAVET-GLUCAMIN

Bổ sung ß-glucan và các dưỡng chất thiết yếu

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC