Xác định giải pháp kiểm soát bệnh sán máng nhờ tôm

Một nghiên cứu do Stanford dẫn đầu thực hiện ở Senegal, Tây Phi, đã nhận thấy rằng tôm nước ngọt có thể là một giải pháp tự nhiên hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh sán máng(schistosomiasis) - một bệnh ký sinh trùng có khả năng gây chết người, lây nhiễm cho khoảng 230 triệu người.

Một nghiên cứu do Stanford dẫn đầu thực hiện ở Senegal, Tây Phi, đã nhận thấy rằng tôm nước ngọt có thể là một giải pháp tự nhiên hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh sán máng (schistosomiasis) - một bệnh ký sinh trùng có khả năng gây chết người, lây nhiễm cho khoảng 230 triệu người.

Tôm ăn ốc nhiễm ký sinh trùng, trong khi chúng lại là nguồn thực phẩm giàu prôtêin cung cấp cho thị trường. Bởi vì tôm không thể hỗ trợ cho chu kỳ sống phức tạp của sán máng, chúng không truyền bệnh cho chính chúng.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mở đường cho một phương pháp mới kiểm soát bệnh sán máng", đồng tác giả De Giulio Leo - giáo sư sinh học tại Trạm Hàng hải Hopkins của Stanford và là một thành viên cao cấp tại Viện Môi trường Woods Stanford cho biết.

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học đã theo dõi ốc nhiễm ký sinh trùng và người dân ở hai ngôi làng. Trong một ngôi làng, nhóm nghiên cứu quốc tế và đối tác Senegal là Espoir pour la Santé, Trung tâm Nghiên cứu Y sinh đã cung cấp một điểm tiếp cận ở khu vực sông cho tôm. Trong suốt 18 tháng, họ đã tìm thấy dưới 80% ốc bị nhiễm ký sinh trùng và gánh nặng về bệnh dịch ở mức dưới 50% (số lượng trứng ký sinh trung bình trong nước tiểu của người) ở những người sống ở ngôi làng có điểm tiếp cận với sự có mặt của những con tôm này.

Trong một mô hình toán học của hệ thống, tôm cùng với biện pháp điều trị sử dụng một khối lượng thuốc lớn không thường xuyên, đã loại bỏ được bệnh sán máng tại các địa điểm truyền lan cao. "Ở nơi mà chỉ sử dụng thuốc vẫn không kiểm soát được bệnh sán do hiện tượng tái nhiễm nhanh chóng, tôm có thể là một chiến lược bổ sung" cho việc kiểm soát căn bệnh này, các tác giả của nghiên cứu cho biết.

Cộng đồng địa phương có thể được khuyến khích để duy trì quần thể tôm để tiếp thị chúng dưới dạng thực phẩm, các nhà nghiên cứu lưu ý.

"Chúng rất ngon", tác giả Susanne Sokolow nói. "Chúng có thể hiệp lực với những nỗ lực của địa phương trong thế giới đang phát triển để chống lại bệnh ký sinh trùng và thúc đẩy ngành công nghiệp mới dựa vào nuôi trồng thủy sản". Vì vậy, cách tiếp cận này có thể mang lại bốn lợi ích chính: kiểm soát dịch bệnh, phục hồi đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo và cải thiện dinh dưỡng.

Trên thế giới, gần 800 triệu người có nguy cơ mắc bệnh sán máng - được biết đến như là "sán máu" - do giun dẹp ký sinh có thể gây thiếu máu, phát triển còi cọc, vô sinh, suy gan, ung thư bàng quang và suy giảm nhận thức lâu dài.
Hiện nay, việc điều trị duy nhất cho bệnh này là sử dụng thuốc praziquantel. Nguồn cung toàn cầu không đủ, chi phí tốn kém và các yếu tố khác đã hạn chế hiệu quả của loại thuốc đó. Ngay cả nếu nó sẵn có trên diện rộng và giá thành rẻ, praziquantel sẽ là một giải pháp thiếu hoàn chỉnh cho những người đi vào khu vực sông nước để tắm và giặt quần áo, và họ sẽ bị tái nhiễm thường xuyên thông qua tiếp xúc với nước bị nhiễm sán máng.

Tại châu Phi, nơi mà hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh sán máng, tỷ lệ lây nhiễm thường tăng lên đáng kể sau khi các con đập lớn được xây dựng. De Leo và các đồng nghiệp của ông suy đoán điều này không chỉ do "tác động tích cực đến môi trường sống của ốc mà còn do tác động tiêu cực của các loài ăn ốc tại các con đập, bao gồm tôm nước ngọt, cần phải lên thượng lưu hoặc xuống hạ lưu để giao phối và đẻ trứng.

Sokolow, De Leo và các đồng nghiệp của họ đã thu hút được sự chú ý của quốc tế và hơn 6 triệu USD tài trợ từ các tổ chức như Quỹ Bill & Melinda Gates, Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia và Grand Challenges Canada.

Họ lên kế hoạch mở rộng hoạt động của mình để tập trung vào một loạt các giải pháp tự nhiên cho những khó khăn về y tế và nghèo đói toàn cầu như là một phần của một sáng kiến có tên gọi là Liên minh Upstream. Trong khi nghiên cứu về tôm đã cho thấy hiệu quả của các giải pháp tự nhiên ở quy mô nhỏ, các nhà nghiên cứu có kế hoạch khám phá xem cách tiếp cận như vậy có thể khả thi và bền vững trên quy mô lớn hơn hay không.

Theo Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC