Bò thông minh hơn khi lớn lên theo cặp

Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học British Columbia đã khám phá ra rằng: Bò tiếp thu tốt hơn khi được nuôi nhốt cùng với nhau có thể giúp chúng thích nghi nhanh hơn với thức ăn và với công nghệ vắt sữa phức tạp mới ở các nông trại hiện đại.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE, cho thấy những con bê sữa tiếp thu tốt hơn khi "hệ thống bạn thân" được thiết lập. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng, các tiêu chuẩn thực hiện việc nuôi nhốt riêng biệt những con bê có liên quan đến những khó khăn nhất định trong việc tiếp thu để thích nghi của chúng.

Nuôi ghép bê dường như làm thay đổi cách những con vật này có thể xử lý thông tin, Dan Weary - tác giả đứng tên phản hồi của nghiên cứu và là giáo sư tham gia Cchương trình Chăm sóc sức khỏe vật nuôi của trường Đại học British Columbia cho biết. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nông dân sử dụng một số hình thức chuồng nuôi nhốt bê trong giai đoạn bú sữa.

Bởi các trang trại đang ngày càng trở nên phức tạp khi gia súc tương tác với robot vắt sữa, hệ thống cho ăn tự động và các công nghệ khác, khả năng thích ứng chậm có thể gây bực bội cho những bò và người nông dân.

Weary cho biết thêm: “Gặp vấn đề về khả năng thích ứng với những thay đổi trong thói quen và môi trường có thể gây ra nhiều trở ngại cho người nông dân và vật nuôi, việc chuyển đổi từ một chuồng nuôi nhốt từng cá thể sang chuồng nuôi theo cặp cũng đơn giản như loại bỏ bức tường ngăn.

Người nông dân thường nhốt bê trong những cái chuồng riêng và tin rằng điều đó sẽ giúp giảm sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng Weary cho rằng quan ngại đó là không có cơ sở nếu những con bò được nuôi nhốt theo từng nhóm nhỏ. Nguy cơ một con vật bị bệnh và ảnh hưởng đến những con khác là có thể xảy ra đối với các nhóm lớn, nhưng không đúng với các nhóm nhỏ hơn chẳng hạn như hai hoặc ba con/nhóm.

Nghiên cứu này được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện bò sữa của trường Đại học British Columbia tại Agassiz, BC, có liên quan đến hai bài thử nghiệm về nhận thức cho hai nhóm bê Holstein được nuôi nhốt trong từng chuồng riêng và nuôi nhốt theo cặp.

Trong thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã đưa một đối tượng mới (một thùng nhựa màu đỏ) vào chuồng của bê. Khi lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng mới này tất cả các con bê đều thể hiện sự quan tâm, như dự đoán. Nhưng sau nhiều sự va chạm với đối tượng đó, bê nhốt riêng biệt vẫn tiếp tục phản ứng như thể đó là lần tiếp xúc đầu tiên của chúng, trong khi bê nuôi nhốt theo cặp bắt đầu làm quen và lờ luôn đối tượng đó.

Các thử nghiệm cho thấy rằng, nuôi nhốt riêng biệt có thể làm cho bê nhạy cảm hơn với cái mới, và do đó ít có khả năng làm quen với những thay đổi trong môi trường của chúng, Giáo sư Dan Weary nói. Điều này có thể khiến cho những con vật nuôi thấy khó khăn hơn để tiếp thu hoặc làm điều gì đơn giản như đi bộ xuống một con đường và không bị choáng ngợp bởi ánh sáng chói lóa hoặc tiếng ồn mới.

Trong thử nghiệm thứ hai, các con bê được dạy để hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản, tiếp cận một chai màu đen đầy sữa và tránh một chai rỗng màu trắng. Sau khi bê học để ưu tiên tiếp cận các chai màu đen, các nhà nghiên cứu đã thay đổi quy tắc để xác định xem bê có thể thích nghi với một thay đổi về quy định như thế nào.

M.T. (Theo Sciencedaily)

Nguồn Bộ NN&PTNT

Gợi Ý Sản Phẩm

Phòng bệnh cho trâu, bò, heo, dê, thỏ NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

NAVET-LPVAC (PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ ĐẬU TRÊN DÊ)

Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Đậu trên dê

Phòng bệnh cho gia cầm NAVET-FLUVAC 2

NAVET-FLUVAC 2

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)

Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU 600

NAVET-BIO-YU 600

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý nước NAVET-BIO-YU

NAVET-BIO-YU

Cung cấp men vi sinh, enzym xử lý nước và đáy ao nuôi tôm

Icon động, để lại yêu cầu
Dịch tả heo Châu Phi
Góc thông tin
Dịch tả heo Châu Phi
NAVET-ASFVAC