Công nghệ mới giúp nuôi tôm hiệu quả, không sợ dịch bệnh
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề Giải pháp nâng cao năng suất tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại vùng ĐBSCL hướng đến mục tiêu cung cấp cho nông dân những phương pháp chẩn đoán và chiến lược phòng bệnh; kinh nghiệm xây dựng các mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ đạt hiệu quả.
Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuối tuần qua.
Nhiều tiềm năng đầy thách thức
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2017 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước hơn 720.000ha, sản lượng tôm đạt 689.000 tấn, tăng gần 5% so với cùng kỳ 2016, trong đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 6 - 10% so với cùng kỳ, chủ yếu là tại vùng ĐBSCL.
http://streaming1.danviet.vn/upload/2-2018/images/2018-05-20/anh-2-1526808833-width500height352.jpg
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính tại Bạc Liêu. Ảnh: C.L
Tuy nhiên, ngành tôm nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Nguồn tôm giống sạch bệnh phục vụ cho nuôi quảng canh hiện nay vẫn chưa có; giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao do nguồn thức ăn chiếm từ 60-70% trong giá thành sản xuất tôm công nghiệp; tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn diễn ra; nhiều vùng nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún và cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.
Bên cạnh đó, theo nhiều đại biểu, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh còn rất hạn chế, nhất là tại các vùng nuôi theo hình thức quảng canh.
Ông Huỳnh Quốc Khởi - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu cho rằng: Thực tế cho thấy nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng lợi nhuận cao, nhưng rủi ro cũng không nhỏ; đồng thời chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Trong nuôi tôm nói chung, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh nói riêng, môi trường được xem là yếu tố có tác động trực tiếp quyết định đến hiệu quả. Có thể khẳng định môi trường xấu thì không thể nuôi tôm thành công. Vì vậy, trong nuôi tôm phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật hiệu quả
Tại diễn đàn, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã giới thiệu đến nông dân một số tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng trong nuôi tôm nước lợ đạt hiệu quả, như: Công nghệ biofloc, nuôi tôm ít thay nước; nuôi tôm 2 giai đoạn; nuôi tôm trong nhà màng; nuôi tôm kết hợp cá rô phi…
http://streaming1.danviet.vn/upload/2-2018/images/2018-05-20/anh-3-1526808833-width500height345.jpg
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn.
Chia sẻ tại diễn đàn, thạc sĩ Nguyễn Công Thành - Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, thông tin: Trong những công nghệ ứng dụng để nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh, công nghệ nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) được xem là nền tảng cơ bản nhất trong công nghệ nuôi bền vững, được ứng dụng rộng rãi và xuyên suốt trong các công nghệ ứng dụng nuôi.
Cũng theo thạc sĩ Thành, khi đưa CPSH vào môi trường nước ao nuôi, chúng sẽ có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong nước và đáy bùn; giảm các độc tố từ môi trường nước và bùn đáy; ổn định màu nước, ổn định pH, hấp thu keo tụ, giảm độ nhớt nước, điều hòa oxy hoàn tan trong nước giữa ngày và đêm; cạnh tranh thức ăn, vị trí bám với sinh vật có hại nên ức chế sự hoạt động và hát triển của vi sinh vật có hại.
Ngoài ra, CPSH còn giúp tôm hấp thu và tiêu hóa tốt thức ăn, cải thiện tốc độ tăng trưởng; ngăn chặn những bệnh phá hủy thành ruột hệ tiêu hóa, giảm nhiễm độc gan; nâng cao khả năng miễn dịch của tôm.
Tại diễn đàn, nhiều đại biểu cũng khuyến cáo, để hướng đến sản xuất bền vững người nuôi tôm phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như: Ao trữ lắng nước, ao xử lý, nước từ ao xử lý đưa vào ao nuôi phải qua túi lọc, gây màu nước, điều chỉnh độ mặn, độ kiềm, độ pH đảm bảo trong ngưỡng thích hợp nhất cho tôm nuôi phát triển, phải biết cách xử lý loại bỏ khí độc trong ao… Khi môi trường diễn biến bất lợi cho tôm nuôi, khi xảy ra dịch bệnh phải xử lý đúng quy định.
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhấn mạnh: Để nuôi tôm bền vững và có hiệu quả, nông dân trước hết cần thiết kế ao nuôi đồng bộ; lựa chọn con giống tốt; tạo được thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, phải duy trì sinh vật có lợi trong ao nuôi; tăng sức đề kháng cho tôm; quản lý thức ăn và môi trường thật tốt.
(nguồn: Tổng cục Thủy sản)
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Cá mú vằn trở thành chìa khóa quan trọng cho nghiên cứu dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản
1509-2014
Trong và Ngoài Nước
40 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
2305-2014
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)