Thiết bị di động cho phép kiểm tra nhanh chóng độc tố trong thủy sản có vỏ
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ và châu Âu đã phát triển một thiết bị di động (xách tay), không tốn kém có thể phát hiện nhanh chóng và dễ dàng các độc tố từ động vật có vỏ tươi sống gây bệnh tiêu chày (DSP). Nghiên cứu của họ đã được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm .
DSP dẫn đến bởi việc ăn các loại thủy sản có vỏ như trai, sò, hàu, và điệp... có tích lũy axit okadaic (OA) hoặc các độc tố biển liên quan.
Hiện tượng tảo nở hoa - thường được gọi là "thủy triều đỏ" - có thể sản xuất các chất này và động vật có vỏ có thể tích lũy chúng qua các đường tiêu hóa.
Do việc chế biến thủy sản có vỏ không thể phá hủy các độc tố, một số quy định đã được đặt ra để ngăn chặn việc buôn bán và tiêu thụ thủy sản có vỏ nhiễm độc.
Để tuân thủ các quy định này, hoạt động hiện nay là gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm có sử dụng các phương pháp kiểm tra kỹ thuật chậm và chi phí cao.
Waqass Jawaid và các đồng nghiệp đã phát triển một thiết bị di động dễ sử dụng và rẻ tiền, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm tra nghiêm ngặt của các phòng thí nghiệm cách chỗ (off-site), nhưng có thể nhanh chóng kiểm tra thủy sản có vỏ ngay trên thuyền và tại các địa điểm từ xa khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm được gọi là xét nghiệm miễn dịch dòng chảy ngang (LFIA), giống như một que thử thai tại nhà. LFIA này kết hợp các thủ tục kiểm tra đơn giản với một kháng thể trước đây cho thấy một liên kết cụ thể với ba độc tố OA.
Theo Bộ NN&PTNT
Thông Tin Khác
Trong và Ngoài Nước
Phát hiện cơ chế cảm ứng của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tìm thấy trong thủy sản có vỏ
1907-2016
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)