Nghiên cứu mới lần đầu tiên ghi nhận ấu trùng cá phát ra âm thanh
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học Biển và Khí quyển Rosenstiel, Đại học Miami (UM) lần đầu tiên ghi nhận rằng ấu trùng phát ra âm thanh. Những âm thanh như tiếng "gõ" và "gầm gừ" có thể giúp ấu trùng nhỏ duy trì sự gắn kết nhóm trong bóng tối.
"Mặc dù nhiều loài cá lớn phát ra âm thanh, nhưng không ai trước đây cho rằng ấu trùng cá cũng có thể phát ra âm thanh. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy ấu trùng cá có khả năng này", Claire Paris, phó giáo sư về khoa học đại dương của Trường Rosenstiel, UM cho biết. "Đây là một phát hiện thực sự vì nó cho thấy sự tồn tại của một hệ thống thông tin liên lạc của ấu trùng cá con".
Nhóm nghiên cứu của Trường Rosenstiel, UM thiết lập cả hai thí nghiệm thực địa và trong phòng thí nghiệm để lắng nghe ấu trùng cá hồng xám Lutjanus griseus, một loài cá có giá trị kinh tế, chúng dành 30 ngày đầu tiên trong cuộc đời như ấu trùng cá nổi trước khi định cư ở thảm cỏ biển vùng nước nông.
Trong thí nghiệm thực địa, các nhà khoa học lắp đặt một lưới rê trôi trong một căn phòng tại hiện trường, được gọi là DISC, trang bị hệ thống âm thanh và video ghi âm, gần ngọn hải đăng Fowey Rocks ở phía bắc Florida Keys để ghi lại hành vi định hướng của ấu trùng trong môi trường biển khơi. Trong tổng số 58 cuộc triển khai được thực hiện, 27 cuộc trong ngày và 31 cuộc vào ban đêm. Nhóm nghiên cứu cũng ghi lại âm thanh trong một phòng thí nghiệm để xác nhận rằng các âm thanh được quan sát trong lĩnh vực này là từ ấu trùng cá hồng xám. Các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến kho lưu trữ âm thanh công cộng tại Thư viện Macaulay để so sánh các âm thanh của ấu trùng với âm thanh của cá L. griseus trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng ấu trùng phát ra những tiếng "gõ" và "gầm gừ" trong khoảng 200-800 Hz, nằm trong tầm nghe của hầu hết cá trưởng thành. Ấu trùng cá sản xuất ra những âm thanh này trong 70% các thử nghiệm ban đêm, và không phát ra âm thanh nào trong số các thử nghiệm ban ngày. Các ấu trùng cá hồng xám được sử dụng trong nghiên cứu này đã tập hợp thành một nhóm lớn trong khoảng thời gian một vài giờ, cho thấy những tín hiệu âm thanh có thể cung cấp một cơ chế cho các ấu trùng duy trì sự gắn kết nhóm trong suốt cuộc hành trình cá nổi của chúng.
"Nghiên cứu này được thiết lập để ghi lại âm thanh môi trường xung phạm vi hoạt đột của lưới rê trôi mà có thể hướng dẫn sự định hướng của ấu trùng cá. Đó là một bất ngờ tuyệt vời khi nghe đoạn ghi âm và nghe chính ấu trùng phát ra âm thanh”, Paris nói. "Giao tiếp giữa ấu trùng có thể cho phép chúng duy trì sự gắn kết nhóm, điều đó là cực kỳ quan trọng giúp cho việc bơi nhanh hơn, việc tìm kiếm các tín hiệu hàng hải và giải quyết các dấu hiệu, và sống sót tốt hơn trong giai đoạn cá nổi".
Bài báo có tựa đề "Bằng chứng đầu tiên về ấu trùng cá phát ra âm thanh" được công bố trên số ra ngày 1/10 của tạp chí Biology Letters.
"Phát hiện này có ý nghĩa bảo tồn quan trọng", Erica Staaterman, sinh viên tiến sĩ Trường Rosenstiel UM và là tác giả chính của bài báo cho biết. "Khi những tiếng ồn do con người gây ra trong môi trường biển tiếp tục tăng, việc hiểu được những tác động tiềm năng đối với các hệ thống truyền âm thanh chưa được khám phá trước đây là điều quan trọng".
Gợi Ý Sản Phẩm
NAVET-BIOZYM (TÔM, CÁ)
Men vi sinh và Enzyme cao cấp, xử lý, cải tạo môi trường nuôi tôm, cá (giống và thịt)